Ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cùng với quá trình hội nhập, chính sách mở cửa của nền kinh tế, ngành nhựa có những cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Cùng với đó, nền kinh tế cũng chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất nhựa để tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt của ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành nhựa là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng so với tổng thể nền kinh tế của của nước. Đây là ngành có nhiều thế mạnh để phát triển và các doanh nghiệp cũng không ngừng đổi mới, tận dụng những điều kiện thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng không ngừng đầu tư vào ngành sản xuất nhựa khi nhận định đây là thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Một lượng lớn nguồn vốn ODA từ các nước phát triển cũng tập trung đầu tư vào lĩnh vực này giúp tạo ra những cơ hội phát triển rất lớn của nền kinh tế.
Ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam có sự cạnh tranh khốc liệt
So với giai đoạn trước đây, nền sản xuất của Việt Nam trong đó có ngành nhựa chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài cùng rất nhiều mặt hàng được nhập khẩu với chi phí khá cao. Hiện tại, ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam cũng đã có nhiều bước tiến vượt bậc khi chuyển từ nhập khẩu sang xuất khẩu, từ bị động sang chủ động đổi mới và cải tiến sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ về khoa học công nghệ và tự mình làm chủ, tự sản xuất ra những mặt hàng bao bì nhựa, đồ nhựa gia dụng... chất lượng cao và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp đã biết tận dụng những lợi thế vốn có trong nước như chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển của nhà nước, sự hỗ trợ nguồn vốn từ nước ngoài, học hỏi công nghệ sản xuất từ doanh nghiệp nước ngoài, và đặc biệt là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ ngay trong nước... Nhờ vậy, nền sản xuất nhựa trong nước đã có những bước tiến vượt bậc.
Các mặt hàng nhựa rất đa dạng
Tuy nhiên, song song với sự phát triển là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đơn vị sản xuất. Ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp ngoài nước cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Mỗi một đơn vị đều cố gắng để tìm kiếm một chỗ đứng và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Điều này mang tới lợi ích cho người tiêu dùng khi ngày càng có nhiều sản phẩm để so sánh, lựa chọn và giá thành cũng từ đó mà mang tính cạnh tranh cao. Mỗi doanh nghiệp đều phải có những chính sách phát triển riêng biệt, đầu tư vào cải tiến chất lượng sản phẩm và đặc biệt là phải bắt kịp xu thế phát triển của thị trường để cung cấp các mặt hàng phù hợp.
Cạnh tranh vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất nhựa phát triển
Cạnh tranh là cơ hội để các doanh nghiệp tự khẳng định mình
Hiện tại, trong nền kinh tế nói chung đều có hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”. Các doanh nghiệp sản xuất nhựa của nước ngoài đầu tư vào trong nước giúp chúng ta có thể học hỏi các kinh nghiệm sản xuất mới, hiện đại nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ chiếm lĩnh thị trường, loại bỏ những doanh nghiệp kém phát triển. Điều này đòi hỏi mỗi đơn vị nếu muốn đứng vững và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như tiềm lực kinh tế, sản phẩm chất lượng được người dùng ưa chuộng hay chỉ đơn giản là có một chính sách phát triển doanh nghiệp đúng đắn...
Ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam hứa hẹn vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai và trở thành một mảnh đất màu mỡ mang lại giá trị kinh tế cao. Các doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để góp phần thúc đẩy ngành nhựa cũng như nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.